Tin tức

Cần hiện đại hóa công tác quản lý, bảo trì đường bộ

 
Trong quản lý bảo trì đường bộ, với điều kiện nguồn kinh phí được cấp không đầy đủ, vấn đề đặt ra là sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất. Điều này cũng có nghĩa là cần thiết có một sự thay đổi, hiện đại hoá công tác này.
 
Trong quản lý bảo trì đường bộ, với điều kiện nguồn kinh phí được cấp không đầy đủ, vấn đề đặt ra là sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất. Điều này cũng có nghĩa là cần thiết có một sự thay đổi, hiện đại hoá công tác này. Quản lý hiện đại Các nước trên thế giới có sự nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý và bảo trì đường bộ và có những nỗ lực tập trung cho công tác này theo hướng hiện đại hoá. Các chính sách, kế hoạch quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ hướng đến tăng cường công tác bảo trì dự phòng có mục tiêu là tăng tuổi thọ công trình, giảm chi phí. Cùng với đó, những nỗ lực nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực để quản lý thông qua sử dụng công nghệ quản lý tiên tiến, xét đến tính khả thi về mặt kĩ thuật, điều kiện tài chính thực tế. Đường sá xuống cấp do rất nhiều nguyên nhân. Quản lý đường hiện đại không chờ đường hỏng mà phải đánh giá, dự báo trước được quá trình xuống cấp, có những đầu tư thích hợp ngăn chặn trước hư hỏng, giữ cho đường tồn tại ở tiêu chuẩn kĩ thuật ban đầu. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, đầu tư trước như vậy (đầu tư cho bảo trì) có lợi hơn rất nhiều so với đầu tư sau khi đường đã bắt đầu hư hỏng (đầu tư cho khôi phục, cải tạo): 1 đồng vốn bỏ ra cho bảo trì đúng thời điểm giúp không phải bỏ ra tới 4 đồng xây dựng cải tạo lại khi đường xuống cấp. Với phương pháp quản lý bảo trì đường sá như vậy, việc có nguồn cơ sở dữ liệu tốt và phần mềm quản lý phù hợp là rất quan trọng. Cơ sở dữ liệu tốt phản ánh quá trình xuống cấp thật của đường. Những số liệu này, qua phần mềm tin học quản lý đường sá, có thể giúp mô hình hoá được trước diễn biến xuống cấp thật của đường thông qua đánh giá, phân tích. Các mô hình thống kê dự báo này cung cấp cho các cơ quan quản lý đường, các nhà đầu tư biết trước diễn biến quá trình xuống cấp của từng con đường, đồng thời đưa ra các kịch bản đầu tư. Cơ quan quản lý đường sá, nhà đầu tư thông qua đó quyết định chọn phương án đầu tư phù hợp nhất, có lợi nhất trong điều kiện khả năng huy động vốn của mình.

Xây dựng chính sách quản lý hiện đại
Tại Hội thảo quốc tế “Quản lý kết cấu CSHT đường bộ Việt Nam” hôm 27/9 vừa qua, cho thấy: Xu hướng sử dụng các phần mềm thương mại để quản lý CSHT đường sá đã không còn phù hợp. Để quản lý tốt nhất, các nước trên thế giới đã tiến hành xây dựng các phần mềm quản lý riêng (tuỳ biến), có hiệu quả, phù hợp với tình trạng đường sá của đất nước, khu vực mình quản lý. Thời gian qua, thông qua các dự án của Ngân hàng thế giới, Tổng cục ĐBVN được chuyển giao công nghệ quản lý đường bộ với phần mềm thương mại HDM-4 và RoSyBASE. 2 phần mềm này đã từng được một số nước trên thế giới áp dụng nhưng không hiệu quả. Tiến sỹ Daeseok Han của Viện Công nghệ xây dựng Hàn Quốc cho biết: Từ năm 2008, Hàn Quốc dùng HDM-4 chỉ để xác lập các ưu tiên trong công tác bảo trì đường bộ và để đánh giá lại hiệu quả các dự án (không dùng để tính toán tổng nguồn vốn). Song HDM-4 có rất nhiều hạn chế: đòi hỏi quá nhiều số liệu (tới 359 thông số đầu vào) để có thể chạy và hiệu chỉnh, có quá nhiều lỗi hệ thống và hạn chế trong mô hình PMS (hệ thống quản lý đường bộ), kết quả phân tích dự báo không ổn định, hơn nữa HDM-4 thực sự là một hộp đen, phụ thuộc về công nghệ, chi phí cao. Cuối cùng Hàn Quốc đã chọn tự phát triển hệ thống PMS tuỳ biến cho mình. Tại Việt Nam, việc áp dụng hệ thống RoSyBASE không thành công. HDM-4 được đưa vào ứng dụng từ lâu nhưng Tổng cục ĐBVN chưa lần nào tự vận hành được do tính phức tạp của chương trình và việc hỗ trợ kĩ thuật từ phía Ngân hàng thế giới chưa đầy đủ. Chủ yếu dựa vào vào kinh nghiệm, quan sát thông thường, hàng năm các đơn vị quản lý đường bộ lên danh sách đề xuất các tuyến đường cần tiến hành sửa chữa định kì và sửa chữa đột xuất. Tuy nhiên, kinh phí ngân sách nhà nước cấp chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nên rất bị động, chủ yếu là khắc phục những hư hỏng khi giao thông đã trở nên mất an toàn. Chính sách quản lý đường sá, quan điểm cấp vốn, nguồn vốn thực cấp và cách thức quản lý đường sá như vậy thực sự không còn phù hợp. Quản lý kết cấu HTGT đường bộ thực sự đang là lĩnh vực có nhiều thách thức, đòi hỏi sự quan tâm lớn hơn để quản lý thích đáng nguồn tài sản lớn, đang được xác định là một trong các ưu tiên làm cơ sở cho phát triển bền vững kinh tế- xã hội đất nước. Điều này có nghĩa là cần một sự thay đổi tích cực cả về chính sách và công nghệ quản lý đường sá.

(Trích từ báo giaothongvantai.com.vn)

Tin mới hơn

  • Hội nghị tổng kết hoạt động KHCN giai đoạn 2005-2010 của TCĐBVN – 05/04/2011 10:58
  • TP.Đà Nẵng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2010 – 24/02/2011 00:27
  • Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông làm việc với Khu QLĐB V – 16/12/2010 06:52
  • Khu QLĐB V long trọng kỷ niệm 65 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. – 25/11/2010 08:52
  • Lễ khánh thành Bia tưởng niệm liệt sỹ GTVT Khu 5 – 20/11/2010 01:55

Tin cũ hơn

  • Quy hoạch 57 đường ngang trên đường Hồ Chí Minh – 21/09/2010 01:21
  • Ra mắt hoạt động các công ty TNHH MTV tại KQLĐB V – 10/08/2010 00:45
  • Ra mắt hoạt động các công ty TNHH một thành viên tại Khu QLĐB IV – 08/08/2010 08:22
  • Chỉ thị của Bộ trưởng về công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 của ngành Giao thông vận tải – 29/06/2010 05:35
  • Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng chủ trì Hội nghị giao ban Bộ thường kỳ tháng 5/2010 – 04/06/2010 02:57
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn hamadeco.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | hamadeco.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status